Việc thi công ép cọc bê tông cốt thép đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm và phải trải qua quá trình nghiên cứu thực địa tỉ mỉ và chuẩn xác mới đảm bảo chất lượng công trình luôn luôn tốt nhất. Vì thế đối với những công trình phải thi công trên nền đất yếu, hay bị sụt lún và sạt lở khi ép cọc bê tông thì bạn sẽ cần chú ý đến những điều gì? Đề tìm hiểu thêm về điều này quý khách có thể tham khảo thêm thông tin mà Quang Minh giới thiệu cho các bạn trong bài viết dưới đây.
Mục đích của việc xử lý nền đất yếu
Ép cọc bê tông chất lượng, đây là nền tảng để xây dựng một công trình kiên cố và vững chắc
Những công trình đang thi công nếu đang hoặc buộc phải thi công trên nền đất yếu, không đảm bảo chắc chắn thường rất nguy hiểm bởi nguy cơ sạt lở và sụt lún công trình rất cao. Vì vậy, việc xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất vật lý của nền đất yếu. Có rất nhiều phương pháp để xử lý nền đất yếu, căn cứ vào điều kiện địa chất, nguyên nhân và công nghệ thi công xử lý. Kỹ thuật cải tạo nền đất yếu thuộc lĩnh vực địa kỹ thuật, nhằm đưa ra các cơ sở lý thuyết và phương pháp thực tế để cải thiện khả năng tải của đất sao cho phù hợp với yêu cầu của từng loại công trình khác nhau. Với các đặc điểm của đất yếu như trên, muốn thi công ep coc be tong công trình xây dựng trên nền đất này thì phải có các biện pháp kỹ thuật để cải tạo tính năng chịu lực của nó và làm cho nên móng công trình vững chắc hơn.
Xử lý nền móng như thế nào khi thi công trên nền đất yếu
Xử lý đất nền là một trong những bước quan trọng
Khi xây dựng, thi công ép cọc bê tông công trình trên nền đất yếu, ta có thể sử dụng một số phương pháp xử lý về móng phổ biến như:
Thay đổi chiều sâu khi chôn móng nhằm giải quyết vấn đề sụt lún và chịu tải của nền đất: khi tăng chiều sâu chôn móng sẽ làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm khả năng gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng. Đồng thời, khi tăng độ sâu chôn móng ta có thể làm cho công trình thêm chắc chắn bằng cách đặt móng xuống các tầng đất phía dưới những lớp đất ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng là một cách làm tốn khá nhiều tiền bạc, thời gian và đòi hỏi kỹ thuật cao nên bạn cần cân nhắc khi chọn phương án này.
Thay đổi kích thước và hình dáng móng: Phương pháp này có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền, vì vậy nó cũng cải thiện được khả năng chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền đất. Khi tăng diện tích đáy móng thì áp lực tác dụng lên mặt nền và độ lún của công trình sẽ được giảm đi đáng kể. Tuy nhiên đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng tuy theo tình trạng đất để đưa ra quyết định thi công.
Thay đổi loại móng và độ cứng của móng: Có thể thay móng đơn bằng các loại móng khác phù hợp hơn với điều kiện địa chất. Có thể sử dụng biện pháp tăng chiều dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bê tông có kích thước lớn.